ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217 cô Mượt
*** Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.
Những kỹ năng đặc thù
của giáo viên tiểu học
Đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đòi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với
xu thế toàn cầu hóa đang là một thách thức với nước ta, đòi hỏi nhà nước và
ngành giáo dục phải có một chiến lược phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo
dục, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Điều II luật phổ cập giáo dục đã nêu: “ Giáo dục tiểu học là bậc
học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân…”. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên
của hệ thống giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững
cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu
, những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính
chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng.
Chính vì vậy việc đào tạo giáo viên tiểu học cần chú trọng đào
tạo những kỹ năng nghề nghiệp dạy học đặc thù ở tiểu học.
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐÀO TẠO KĨ NĂNG NGHỀ
NGHIỆP DẠY HỌC ĐẶC THÙ Ở TIỂU HỌC
1. Căn cứ vào chuẩn giáo viên tiểu học đã được
ban hành gồm đầy đủ 3 mặt:
- Phẩm chất đạo đức của người giáo viên.
- Kiến thức.
- Kỹ năng.
- Kiến thức.
- Kỹ năng.
2. Căn cứ theo yêu cầu về nội dung và phương
pháp giáo dục tiểu học.
Nội dung giáo dục tiểu học phải thực hiện 4 yêu cầu sau:
- Có hiểu biết đơn giản , cần thiết về tự nhiên, xã hội và con
người.
- Có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán.
- Có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh.
- Có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
- Có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán.
- Có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh.
- Có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Phương pháp giáo dục tiểu học phải thực hiện theo yêu cầu sau:
·
Phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
·
Phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học.
·
Bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỹ năng , vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
·
Tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh( theo điều 24 luật giáo dục năm
1998).
3. Căn cứ vào chức năng của giáo viên trong
thời kỳ đổi mới và hệ thống những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên.
Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích
cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của
người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp.Bên cạnh đó người giáo
viên cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền
thống. Có thể kể ra những năng lực cần được hình thành cho người giáo viên như
:
*Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy
đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo
dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan
trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất
nhanh, nhưng lại không đồng đều.
*Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và
biện pháp giáo dục đúng đắn , kịp thời , phù hợp với nhu cầu của người học và
yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
*Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong
nhận thức , kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh.Năng lực đánh giá giúp
nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng.
*Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như
quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học
sinh.
*Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến
hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học
đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng.
*Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên
những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên
ngoài nhà trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét