RSS

Nên cho trẻ học như thế nào?


ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)

Nhận gia sư tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.


Nên cho trẻ học như thế nào?

Chúng tôi muốn đưa ra cho quý bậc phụ huynh biết rằng đó là vấn đề không nằm ở chỗ bé học sớm hay học muộn, học nhiều hay ít mà điều quan trọng là trong quá trình đó bé có cảm thấy thích thú với việc học, vui với việc khám phá kiến thức hay không. Phụ huynh tuyệt đối không được đưa việc học hay giáo viên lớp 1 ra hù doạ con vì điều này có thể làm trẻ căng thẳng, sợ hãi và mất hứng thú với việc đi học.

Trong độ tuổi từ 3 - 6, bé chủ yếu học qua các trải nghiệm, theo cách chơi mà học. Những bài học cần thiết kế ở dạng trò chơi và người lớn chơi cùng bé để khuyến khích sự tò mò, thích thú. Ngay cả với trò chơi mà trẻ không thích cũng không nên ép mà hãy hướng đến các trò chơi bé háo hức hơn.

Việc học đầu đời cần bắt đầu bằng các trò chơi và sự thích thú của trẻ.
Việc học đầu đời cần bắt đầu bằng các trò chơi và sự thích thú của trẻ.
“Thông qua các trò chơi, chúng ta có thể giúp trẻ học xoay quanh 29 chữ cái và các con số. Ngoài ra, có thể khuyến khích năng lực cảm nhận, diễn đạt logic và giao tiếp của bé thông qua việc hỏi han và lắng nghe bé chia sẻ. Chú ý về câu hỏi “như thế nào” và khi trẻ cuốn vào cây chuyện, say mê các tình tiết có thể thêm câu hỏi “vì sao” để tăng khả năng tư duy cho con”, ThS Tường Vy bày tỏ.

Chuyên gia này nhấn mạnh, dù cách dạy như thế nào cũng phải quan tâm đến cảm xúc của trẻ, phải tạo cho bé cảm giác “được” học chứ không phải “bị ép” học. Khi học vì ép buộc, không có niềm vui trẻ sẽ ngầm chống lại, ảnh hưởng đến việc học lâu dài.

Hãy cho trẻ: “Món quà quý giá nhất phu huynh tặng trẻ trước khi vào lớp 1 chính là một thể lực tốt, một trái tim yêu thương và một tinh thần học hỏi, khám phá”.

Chúng tôi cho rằng, chúng ta có thể dạy trẻ nhận biết mặt chữ, con số, đọc một số từ… nhưng không để trẻ học trước chương trình lớp 1 vì học trước sẽ làm trẻ bị trì trệ tâm lý. Ở tuổi 5 - 6, cha mẹ nên rèn tính tự lập cho trẻ thông qua trò chơi, giúp con thể hiện trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ gì đó phải làm tới nơi tới chốn và phải có kết quả.


“Hãy giúp trẻ hiểu một số khái niệm về vi trùng, vệ sinh, phòng bệnh, hỏa hoạn… như một cách giúp trẻ làm quen với cuộc sống và thế giới xung quanh mình. Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân, ứng xử với bạn bè, cô thầy. Đó cũng là học!”, 

Kinh nghiệm kèm con học lớp 1

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)
*** Nhận gia sư tại các quận:


Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.
Kinh nghiệm kèm con học lớp 1

Hè năm con tôi vào lớp 1, tôi cũng đã gửi cháu học hè 1 cô giáo (được quảng cáo dậy giỏi của trường). Cháu cũng suốt ngày bị cô này chê dốt, ngu làm cháu không muốn đi học hè. Tôi cũng rất nản, vì chính những câu nói của cô giáo đã làm cho cháu tự ti lắm. Vì vậy, tôi đã không cho con học lớp cô giáo này nữa.
> Nỗi khiếp sợ của con trai học lớp 1

Thật may, khi cháu vào lớp 1 học được 1 cô giáo tốt, cô coi tất cả các con đến lớp đều chưa biết gì. Vì vậy, cháu rất ham học và đạt học sinh giỏi. Qua trao đổi với vài bậc phụ huynh trong lớp, mới biết các con cũng từng học cô giáo kia và các phụ huynh cũng hoảng vì cách xử sự của cô giáo.

Qua 2 năm học, những học trò bị cô giáo chê ngu đều đạt thành tích trong các cuộc thi viết chữ đẹp hoặc đạt điểm rất cao trong các cuộc thi khảo sát học sinh giỏi của trường. Tôi kể ra điều này để các cô giáo và mọi người hiểu rằng, các cháu còn bỡ ngỡ, cần có sự tận tâm và phương pháp dạy phù hợp, khuyến khích các cháu. Đừng chê các cháu, nhất là những lời phê như "con dốt quá", "Kém quá"..., sẽ làm cho các con tự ti không thích học.

Còn bản thân các phụ huynh cũng cần có sự chỉ bảo, hướng dẫn các con tại nhà, để cháu có thể theo kịp lớp (nhất là trường hợp các cô dậy theo quan điểm các con đều phải biết chút ít ở mẫu giáo). Kinh nghiệm của tôi là mua một số sách tham khảo dạy học. Chẳng hạn, ở lớp 1 các con chủ yếu là tập viết, phụ huynh có thể tham khảo sách Dạy học và tập viết ở tiểu học. Trong sách này có hướng dẫn dạy viết, luyện các nét... theo sát cách dạy của các cô giáo ở lớp, nhờ đó mà ta có thể hướng dẫn con nắm bắt được những điều cô dạy tốt hơn.

Đối với học Toán thì đơn giản, có thể cho con làm bài trong các sách tham khảo. Còn việc cháu không chép kịp thì gia đình cần kiên nhẫn kèm cặp thêm cháu, có thể thời gian đầu cháu không theo kịp do cô quan niệm các con đều biết cả. Phụ huynh cứ yên tâm, chương trình học lớp 1 cũng nhẹ nhàng, các kỳ thì cũng bám sát chương trình, yêu cầu chung cũng chỉ là viết đúng cỡ chữ, đúng chính tả... Vì vậy, dù các cô có dạy nhanh chút, mở rộng hơn thì cũng vẫn cấn đảm bảo đạt các yêu cầu đối với lớp 1 (yêu cầu cụ thể có thể tham khảo tài liệu Đề kiểm tra lớp 1).

Vì vậy đừng quá lo lắng hoặc mắng con khi con bị điểm kém, hãy động viên, an ủi và hướng dẫn con những chỗ con chưa hiểu. Còn với những lời phê của cô giáo làm cho con tự ti thì ta cần giải thích nhẹ nhàng, động viên con cố gắng hơn.

Trên đây, là kinh nghiệm của tôi khi con vào lớp 1. Cháu từ cậu bé nhút nhát, học dốt (như cô giáo dạy lớp chọn nói) giờ đã trở thành đứa trẻ mạn dạn, nhanh nhẹn, học giỏi. Kết quả có được là nhờ có cô giáo tận tậm, khuyến khích các con trong học tập và mẹ kiên nhẫn kèm cặp thêm. Rất tiếc là hiện nay có ít những cô giáo tận tình, không chạy theo thành tích như cô giáo này. Vì vậy, các phụ huynh và các con sẽ phải vất vả hơn ở nhà vì cần học nhiều hơn.


Chúc các phụ huynh thành công.

Có nên bỏ luyện chữ đẹp cho trẻ không?

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)
*** Nhận gia sư tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Có nên bỏ luyện chữ đẹp cho trẻ không? 

Nhiều phụ huynh mừng nếu bỏ luyện chữ cho trẻ
Có con trai học lớp 3, từng bị cô giáo dọa cho lưu ban vì chữ xấu nhất lớp, ngày nào chị Hải Anh cũng kèm con luyện chữ một giờ. Đọc tin về đề xuất bỏ luyện chữ đẹp, chị nhủ thầm "giá áp dụng thì tốt biết bao".
Trẻ con không nhất thiết phải viết đẹp
Bỏ chấm điểm lớp 1 chưa hẳn giúp trẻ bớt khổ
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh chỉ giúp trẻ hoàn chỉnh một kỹ năng nhưng lại rất tốn thời gian, vì vậy cần bỏ nội dung này và bổ sung vào chương trình học những phần bổ ích khác. Khi đề xuất này được đưa ra, không ít phụ huynh bày tỏ ý kiến ủng hộ và hy vọng việc này sớm được áp dụng.

Từng chịu áp lực và vô cùng mệt mỏi vì con viết xấu, chị Hải Anh (Từ Liêm, Hà Nội), phụ huynh một học sinh lớp 3 cho rằng, việc luyện chữ khiến con trai chị không còn thời gian để học và trải nghiệm những điều khác. Từ lúc cháu học lớp 1, chị đã thường xuyên nghe cô giáo phàn nàn vì con viết quá tệ. Ngoài việc nhờ cô rèn thêm ở lớp, hằng ngày chị cũng phải kèm con tập viết. Khi viết chậm, chữ cu cậu không đến nỗi, nhưng vở ở trên lớp thì nghệch ngoạc.

"Đến giờ, kể cả toán lẫn các môn khác, con làm bài toàn bị trừ điểm vì chữ xấu. Cũng vì lý do này cháu ngày càng chán đi học. Thấy con khổ sở nhăn nhó khi luyện viết, mình cũng thương, nhưng không thể không bắt cháu luyện, phần vì cô nhắc nhở quá nhiều, phần vì lo con thiệt thòi vì bị trừ điểm", chị Anh cho biết.

Chị rất mong đề xuất bỏ luyện chữ mau chóng được áp dụng trong trường tiểu học, để giảm áp lực cho trẻ, và cả phụ huynh, đồng thời giúp học sinh có thêm nhiều thời gian học các môn bồi dưỡng kỹ năng khác hữu ích hơn cho cuộc sống.

luyen-chu-3590-1393216203.jpg
Nhiều trẻ phải đi luyện chữ từ lúc chưa bước chân vào tiểu học. Ảnh minh họa: MT.

Có hai con học tiểu học, một bé lớp 4, một bé lớp 1 - đều từng được nhà trường đưa vào đội luyện chữ đẹp để đi thi, nhưng anh Thành (Hà Đông, Hà Nội) không hề thấy tự hào. Theo anh, việc này chỉ làm mất thời gian của các con, khiến các cháu vất vả hơn, và còn kèm nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực. Anh từng xin giáo viên cho con ra khỏi đội tuyển thi luyện chữ, nhưng không được đồng ý.

"Tôi nghĩ, chữ đẹp chỉ phù hợp với thời trước, khi chưa có Internet và máy tính, đồng thời học sinh chỉ phải học rất ít thứ thôi. Còn ngày nay, bọn trẻ bị nhồi nhét rất nhiều thứ, và luyện chữ càng thêm gánh nặng cho các con. Như tôi, trước đây cũng được nhiều thầy cô, bạn mến vì chữ đẹp, nhưng giờ cả năm có mấy việc cần tới viết lách?", anh Thành bày tỏ.

Anh kể, một cháu gái gọi anh bằng cậu, hồi cấp 1 viết đẹp, còn đạt giải cấp thành phố, nhưng sang cấp 2 chữ lại xấu đi, xem vở chữ nọ dính với chữ kia không ai luận ra gì, vì viết vội cho kịp cô đọc. Theo anh, thay vì rèn trẻ viết chữ đẹp nên dạy các em cách trình bày khoa học sao cho dễ hiểu, dễ nhớ.

Cùng quan điểm này, chị Ngọc Trâm (Thành Công, Hà Nội) cho rằng, luyện viết đúng, viết rõ ràng là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải rèn chữ trẻ từ lớp một, thậm chí là mẫu giáo. "Ở khu tập thể tôi ở, nhiều gia đình con 5 tuổi đã đưa đến lớp luyện chữ. Có bé mới lớp 1 đã tập viết tới chai đầu ngón tay. Điều đó chỉ khiến các em chưa hoặc vừa đến trường đã sợ học, không đem lại điều gì hay. Thời gian đó để trẻ vui chơi và học từ việc chơi là hơn", chị Trâm thổ lộ.

Có con trai đang học tiểu học, chị Trâm cho biết, bản thân chị thấy con viết bình thường, không tới nỗi nào, nhưng cô giáo thường xuyên phê bình cháu viết không đẹp, yêu cầu mẹ cần rèn con ở nhà hoặc đưa cháu đi luyện chữ. "Mình không coi trọng việc này nên cũng không bắt con dành quá nhiều thời gian để nắn chữ. Thực tế, nên dạy con cách tư duy tốt hơn là chăm chăm viết sao cho đẹp. Có nhiều thứ cần trang bị cho học sinh buổi mới vào trường, ngoài chữ viết và con số", bà mẹ 34 tuổi nêu ý kiến.

Bên cạnh những phụ huynh ủng hộ việc bỏ luyện chữ đẹp cho trẻ tiểu học, một số người vẫn cho rằng, nét chữ là nết người, việc rèn chữ mang lại nhiều lợi ích, không nên bỏ. Có con trai mùa thu này mới vào lớp 1 nhưng vợ chồng anh Đức (Cầu Giấy, Hà Nội) rất quan tâm tới việc rèn chữ cho con. Tối nào cô nhóc gần 6 tuổi cũng được bố mẹ hướng dẫn ngồi vào bàn tô chữ, tô số, viết chữ theo mẫu.

Anh Đức cho rằng, việc luyện chữ đẹp giúp rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, cẩn thận - một tố chất không thể thiếu của người muốn thành công trên đường đời, vì thế, nếu có mất nhiều thời gian cũng xứng đáng. "Vấn đề tạo sức ép hay không đến con là do thầy cô, bố mẹ, chứ không phải việc luyện chữ. Đừng quá đặt nặng việc thi thố chữ đẹp hay so sánh trẻ này với trẻ kia, thì chẳng có gì là áp lực. Hơn nữa, cách dạy mới khiến trẻ chán hay thích viết, chứ không phải vì chữ nghĩa", anh Đức bộc bạch.

Ông bố 32 tuổi cho biết, anh không kỳ vọng con viết đẹp nhất lớp hay được đi thi chỗ này chỗ kia, mà chỉ muốn cháu có ý thức làm việc gì được việc nấy, viết chữ phải ra chữ, chứ không phải nghệch ngoạc không ai luận nổi. "Giờ tôi cho con viết mỗi tối cũng không phải để rèn chữ, mà muốn cháu quen với việc ngồi tập trung một chỗ trong khoảng thời gian nhất định, để sau này dễ thích nghi khi vào hợp lớp 1", anh Đức nói.

Trong một bài viết gửi VnExpress.net năm 2013, nhà giáo Montessori Lê Mai Hương cho rằng, mục đích của giáo dục là giúp trẻ thích nghi với cuộc sống và môi trường. Và công nghệ đã giúp một em bé chưa biết đọc biết viết tiếp cận với kiến thức mình cần. "Đưa cho em bé 3 tuổi một cái ipad em bé cũng biết cách chơi trò chơi, cách nghe các bài hát, học tiếng Anh, xem phim hoạt hình trong youtube. Chỉ trong một thời gian ngắn nữa những điều không tưởng như bạn nói, máy tính thực hiện lệnh, sẽ xảy ra, trẻ đâu có cần phải đánh máy chứ đừng nói đến việc phải viết chữ đẹp", nhà giáo bày tỏ.

Theo bà Hương, những em bé đang học lớp một bây giờ sẽ tham gia thị trường lao động trong 15 năm sau. Tương lai 15 năm sau các em sẽ phải cạnh tranh với công dân trên toàn thế giới để có việc làm trên chính đất nước mình, các kỹ năng sống và làm việc toàn cầu mới là những điều cần trang bị cho trẻ.

Tác giả dẫn chứng, nếu nhìn từ góc độ vệ sinh, không có lý do gì để bắt trẻ mặc một bộ quần áo đẹp để rồi sợ bẩn không dám chơi đùa với các bạn, không được là chính mình, là một đứa trẻ có tuổi thơ. Việc chấm vở sạch, chữ đẹp cũng vậy, nhà trường có sắp thời gian biểu cho giờ rửa tay sau giờ ra chơi hay có đủ chỗ trong nhà vệ sinh cho trẻ rửa ráy không? Nếu bản thân trẻ không sạch làm sao sách vở sạch.


"Tệ nhất là việc trẻ bị đánh giá mỗi khi chấm điểm vở sạch chữ đẹp. Làm sao bạn khuyến khích trẻ khi ngày ngày bạn truyền đi một thông điệp 'Chữ xấu thế này chắc mai sau chẳng làm nên trò trống gì'. Ngôn ngữ viết chỉ là công cụ để học và lưu giữ kiến thức của nhân loại, không phải là mục đích chính khi đi học, càng không phải là thước đo nhân cách", nhà giáo bộc bạch.

Những kỹ năng đặc thù của giáo viên tiểu học

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  cô Mượt

*** Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Những kỹ năng đặc thù của giáo viên tiểu học
Đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế toàn cầu hóa đang là một thách thức với nước ta, đòi hỏi nhà nước và ngành giáo dục phải có một chiến lược phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Điều II luật phổ cập giáo dục đã nêu: “ Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân…”. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu , những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng.
Chính vì vậy việc đào tạo giáo viên tiểu học cần chú trọng đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp dạy học đặc thù ở tiểu học.

I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐÀO TẠO KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP DẠY HỌC ĐẶC THÙ Ở TIỂU HỌC

1. Căn cứ vào chuẩn giáo viên tiểu học đã được ban hành gồm đầy đủ 3 mặt:
- Phẩm chất đạo đức của người giáo viên.
- Kiến thức.
- Kỹ năng.

2. Căn cứ theo yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học.
Nội dung giáo dục tiểu học phải thực hiện 4 yêu cầu sau:
- Có hiểu biết đơn giản , cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người.
- Có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán.
- Có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh.
- Có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Phương pháp giáo dục tiểu học phải thực hiện theo yêu cầu sau:
·         Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
·         Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học.
·         Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng , vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
·         Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh( theo điều 24 luật giáo dục năm 1998).

3. Căn cứ vào chức năng của giáo viên trong thời kỳ đổi mới và hệ thống những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên.
Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp.Bên cạnh đó người giáo viên cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền thống. Có thể kể ra những năng lực cần được hình thành cho người giáo viên như :
*Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều.
*Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn , kịp thời , phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
*Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức , kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh.Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng.
*Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh.
*Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng.
*Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.



Phương pháp chọn sách cho trẻ tiểu học

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  cô Mượt

*** Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Phương pháp chọn sách cho trẻ tiểu học

Tạo thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ là vô cùng quan trọng bởi nó kích thích trí tưởng tượng cũng như óc sáng tạo của con trẻ. Hiện nay trên thị trường sách dành cho thiếu nhi rất phong phú và đa dạng vì vậy việc chọn lựa sách cho trẻ sao cho hợp lý là điều băn khoăn của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo.

1. Chọn những loại sách truyện cho trẻ
Trẻ em ở giai đoạn này đã có thể đọc và hiểu diễn biến của cốt truyện. Các em có thể dự đoán trước nội dung câu chuyện và chia sẻ những suy nghĩ của mình về những nhân vật trong ấy mà không cần đến hình ảnh minh hoạ. Vì thế, ngoài truyện tranh mà bạn mua cho trẻ, thì bạn có thể mua thêm cho trẻ những cuốn truyện không cần hình ảnh. Tuy nhiên, trước khi mua bất kỳ cuốn sách truyện nào bạn cũng nên đọc qua để biết được nội dung. Và hãy mua chúng khi bạn thấy chúng có ích cho con mình.

2. Tìm các sách khoa học
Những cuốn sách giải thích các hiện tượng tự nhiên, vật lý, hay các cuốn trả lời các câu hỏi vì sao rất có ích với trẻ. Bởi những sách này viết rất ngắn gọn, dễ hiểu…mà cũng cung cấp nhiều kiến thức. Bạn nên tìm mua và hướng dẫn trẻ đọc.

3. Tìm cho trẻ những tác phẩm đạt giải thưởng
Bạn có thể hỏi người bán hàng hay thủ thư về những cuốn sách thiếu nhi đã được trao giải bởi những cuộc thi hoặc những đợt bình chọn có uy tín để mua hoặc mượn về cho trẻ. Bạn cũng có thể chuẩn bị trước danh sách những cuốn sách bán chạy nhất rồi xin ý kiến những người này.

4. Chia sẻ với trẻ những cuốn sách yêu thích thuở ấu thơ của bạn

Những cuốn sách kinh điển sẽ chẳng bao giờ lỗi thời. Bạn lướt qua những tựa sách mà bạn thích đọc lúc nhỏ ở thư viện hay ở hiệu sách rồi giới thiệu với trẻ. Đây cũng là cách giúp cho trẻ đọc được những cuốn sách hay và phù hợp.

5. Những cuốn sách phù hợp với ý thích của trẻ

Bạn đừng chú tâm quá đến độ khó của sách hay liệu nội dung của nó có đạt đến mức độ kinh điển hay không. Nếu con bạn thích những cuốn sách viết về tàu vũ trụ, bạn hãy mua những sách ấy về cho bé đọc. Nếu con bạn thích những cuốn sách vui nhộn thì bạn hãy cứ mua cho trẻ. Điều này giúp phát triển lòng yêu sách nói chung của trẻ, chứ không phải là sự ham thích đối với một loại sách nhất định nào đó. Khi đưa bé đến nhà sách hay thư viện để chọn lựa sách, bạn đừng hạn chế bé phải chọn loại nào là phù hợp với lứa tuổi hay chủ đề. Hãy để thói quen đọc sách của trẻ phát triển một cách tự nhiên.

6. Tham khảo những sách thực hành

Đối với trẻ ở lứa tuổi này, những cuốn sách có nội dung hướng dẫn thực hành cũng rất phù hợp. Chẳng hạn những quyển sách dạy cách xếp máy bay, xe hơi hay những sách dạy nấu ăn đơn giản dành cho thiếu nhi. Bạn có thể cùng con đọc và thực hiện theo những chỉ dẫn trong đó. Ngoài tác dụng giúp trẻ thích thú với việc đọc sách nó còn giúp trẻ phát triển tư duy, sự khéo léo, trí tưởng tượng…

7. Tìm hiểu danh mục sách dành cho thiếu nhi ở nhà trường

Hiện nay có rất nhiều trường tiểu học có thư viện dành cho trẻ. Bạn có thể tham khảo các danh mục sách và trao đổi để biết cuốn sách nào là phù hợp với sở thích và lứa tuổi của trẻ.





Một số lưu ý khi tìm gia sư tiểu học

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  cô Mượt

*** Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Một số lưu ý khi tìm gia sư tiểu học
- Thế là nghỉ hè rồi đấy. Và một năm học mới sắp đến, để chuẩn bị cho năm học mới, giúp con mình nắm vững những kiến thức đã học để có nền tảng cho những  năm học  tiếp theo. Khi có gia sư trong nhà thì công việc rèn cặp con cái cũng bớt đi gánh nặng mà mình dành thơi gian này vào những việc khác. Có gia sư  con mình vững tâm hơn Có gia sư chắc chắn phần học tập , kết quả của con các bạn được cải thiện dù nhiều  hay ít còn tùy thuộc vào trình độ của gia sư. Các mẹ rất muốn có gia sư để kèm cặp con mình đấy nhưng do công việc thôi thì cứ đến trung tâm gia sư nào đó tìm đại cho xong. Hãy cẩn thận không khéo tiền mất tật mang, rước họa vào nhà.

Sau đây là một số  chú ý   khi chọn gia sư:
1. Các trung tâm gia sư mọc nên như nấm, nhan nhản trên các trang rao vặt ở Hải Phòng,  nhưng độ tin cậy của họ không có chứng cứ pháp nhân, khi mà có việc gì xảy ra thì các mẹ không biết xử lí ra sao. Do vậy khi đến các trung tâm gia sư nên xem độ uy tín của trung tâm đó trước khi làm hợp đồng. Tốt nhất qua giới thiệu của người thân.
2. Gia sư thường là sinh viên đi làm thêm. Trình độ sư phạm của các em chưa có, có thể kiến thức có thể các em có nhưng độ truyền đạt của các em cho học sinh tiểu học để đủ hiểu chưa cao. Nhiều  khi con các mẹ cứ nói; " Chị ấy dạy khác cô mẹ ạ".  Đó chính là biểu hiện của năng lực sư phạm của sinh viên đi làm gia sư . Do vậy  khi tìm gia sư nên tìm các sinh viên ngành sư phạm, nhưng tốt hơn cả vẫn là  giáo viên tiểu học có thâm niên trong nghề. Nếu tìm được cô giáo trong trường các em đang học thì càng tốt.
3. Tuy nhiên, giáo viên tiểu học mà trường các con các mẹ đang học ít đi làm gia sư. Hay các thầy cô có năng lực thì họ ít nhận làm gia sư, và đôi khi tiền công  của họ đòi cao, vậy chả nhẽ con mình muốn ôn  tập và củng cố kiến thức cho vững mà các mẹ thì bận trăm công ngàn việc . Vậy cách mẹ đành chọn gia sư là sinh viên rồi. Vì tiền công rẻ. Các em này nhiệt tình đấy.
4-  Sinh viên làm gia sư thì nhiều. Nhưng thuê gia sư sinh viên thì đúng là không hiệu quả chút nào. Vì lí do lớn nhất là các em chưa có kinh nghiệm và không có chuyên môn. Dạy học sinh tiểu học không đơn giản phải có phương pháp riêng, cụ thể, bài bản thì các em mới tiếp thu bài được. Đấy. Tốt nhất các mẹ không nên tìm gia sư. Hãy kèm cặp con các tối, vừa  chắc chắn, nắm rõ việc học tập của con vừa giúp con có ý thức  tự học. Một phẩm chất của học sinh giỏi , một người tài cần có đó là tự học.
5.- Nếu các mẹ sốt ruột và không đủ kiên nhẫn  vẫn cứ phải tìm gia sư . Ừ được. Tốt đấy. Nhưng buổi đầu tiên hãy  xem gia sư đó đang làm , học công việc gì? Qua buổi tiếp xúc đầu tiên này  các mẹ hãy làm một  Test giao tiếp hỏi thăm tình hình gia đình, sức khỏe, vì sao em đi làm gia sư? Hãy tìm hiểu chính xác qua chứng minh thư, thẻ giáo viên, thẻ sinh viên,... Đây là điều rất cần thiết trước khi đưa một người lạ vào nhà. Đừng sợ mất lòng.
6.- Đừng ngại ngần hướng dẫn và đưa ra các quy định  sinh hoạt của gia đình mình với gia sư... Ví dụ như: nhà  vệ sinh ở đâu? Cô để xe đâu là an toàn, khi dạy có vấn đề gì hỏi , gọi ai, số máy nào??? Công xá thanh toán như thế nào?
7. - Hãy trả tiền công vào cuối tháng hay lên một lịch cụ thể với gia sư. Đừng cho con bạn biết công việc này. Hãy nói cảm ơn với gia sư về việc đã giúp con bạn. Và nói rõ số tiền gia sư dược hưởng .
8. - Khi có gia sư, hãy dạy con bạn phải biết tôn trọng cô giáo . Giáo dục cho các em ý nghĩa thành quả công sức lao động của gia sư. Nhiều gia đình không để ý điều này, các em rất coi thường gia sư vì luôn nghĩ: " cô đến dạy mình vì tiền".
9. - Hãy chú ý đến sự trung thực, cách ứng xử của gia sư mà thay đổi , góp ý hay cắt hợp đồng với gia sư đó. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng.
10 - Gia sư là cho con các mẹ. Con các mẹ mới là đối tượng cần tác động chứ không phải các mẹ. Vậy qua buổi học đầu tiên, hãy hỏi và quan sát xem con của các mẹ phản ứng như thế nào? Có hiểu bài không? Cô có chơi với con không? Nói với con như thê nào??? Và hơn cả: Con có thích cô không?
11. - Trước khi định tìm gia sư cho con mình , các mẹ hãy nói trước bàn bạc vấn đề này trước con, có ý kiến của con: " Mẹ định thuê gia sư về giúp con học  tập,..."  xem ý kiến của con các mẹ phản ứng thế nào. Hầu hết các em đều phản đối, vì các em đã học quá nhiều, và quá vất vả ở trường rồi. Nay  được nghỉ ngơi thư giãn một chút, các mẹ lại định ép con học nên chúng rất sợ. Vậy các mẹ nên nói với các con về tầm quan trọng của gia sư đến giúp con những gì .... và con sẽ được gì.. Như vậy trẻ có thể chấp nhận hơn.
12. - Hãy mạnh dạn ra điều kiện với gia sư khi dạy con mình về vấn đề giảng dạy. Giúp con mình học tốt hơn chứ khôngphải thuê gia sư về giải bài tập toán  và viết văn hộ các em. Tối kị điều này làm như vậy chỉ làm cho con các em dốt đi, tính ỷ lại, trông chờ gia sư đến làm giúp, không chịu học, không tự học không có phương pháp học và kĩ năng học bài về nhà. Đây là một nhược điểm lớn nhất của các gia sư sinh viên đang thực hiện. Các sinh viên đi làm gia sư các em chỉ cần mua quyển sách giải, sách hướng dẫn rồi đến đó giúp các trẻ chép bài đó lại. Hết hai tiếng đồng hồ  là gia sư ra về. Vậy như thế thì không nên . Các mẹ hãy dành khoảng yên tĩnh này cho các em học tập thì tốt hơn. Bài tập các em dù sai dù đúng vẫn là sản phẩm của các em.

Kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  cô Mượt

*** Nhận gia sư tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học: Cần tăng cường các giải pháp Theo www.baobinhduong.org.vn – 3 tháng trước Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống (KNS) lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học.

Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục KNS cho học sinh (HS) đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập Giáo dục KNS cho HS là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với HS.

Thật ra, việc giáo dục KNS cho HS được ngành GD-ĐT đặt ra từ lâu, nhưng lâu nay do Bộ GD-ĐT chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục KNS cho HS để định hướng chung nên mỗi trường dạy mỗi kiểu.

Cùng với đó, việc giáo dục kỹ năng này tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân. Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáo dục KNS đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những buổi sinh hoạt ngoại khoá của trường tiểu học Dĩ An luôn thu hút đông đảo các em học sinh

Kỹ năng sống của trẻ ở bậc Tiểu học

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  cô Mượt

*** Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học: Cần tăng cường các giải pháp

Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống (KNS) lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục KNS cho học sinh (HS) đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập Giáo dục KNS cho HS là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với HS. Thật ra, việc giáo dục KNS cho HS được ngành GD-ĐT đặt ra từ lâu, nhưng lâu nay do Bộ GD-ĐT chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục KNS cho HS để định hướng chung nên mỗi trường dạy mỗi kiểu. Cùng với đó, việc giáo dục kỹ năng này tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân. Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáo dục KNS đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  cô Mượt

*** Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học Cần tăng cường các giải pháp
Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục ky nang song (KNS) lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương về ky nang song cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục ky nang song cho học sinh (HS) đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng.

Học để tự tin, tự lập

Giáo dục ky nang song cho HS là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với HS. Thật ra, việc giáo dục ky nang song cho HS được ngành GD-ĐT đặt ra từ lâu, nhưng lâu nay do Bộ GD-ĐT chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục ky nang song cho HS để định hướng chung nên mỗi trường dạy mỗi kiểu. Cùng với đó, việc giáo dục kỹ năng này tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân. Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáo dục KNS đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.


Những buổi sinh hoạt ngoại khoá của trường tiểu học Dĩ An luôn thu hút đông đảo các em học sinh

Lo lắng trước những cảnh báo về một lớp trẻ thiếu ky nang song, tranh thủ những tháng nghỉ hè vừa qua, không ít phụ huynh bên cạnh việc cho con đi học ngoại ngữ, năng khiếu, thể thao... cũng ráo riết tìm kiếm những trung tâm huấn luyện ky nang song cho trẻ với kỳ vọng: Trẻ sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh để vững bước vào đời. Do đó, việc đưa KNS vào trường học trong năm học này được nhiều phụ huynh tán thành. Bà Trần Thị Hoài Thu, một phụ huynh nhận định: “Tôi nghĩ ky nang song thực sự không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục ky nang song cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập... Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống”.

Cô Huỳnh Lê Mai, một giáo viên tiểu học thì cho rằng: Để rèn luyện KNS nên cho HS chơi những trò chơi tương tác, những trò chơi dân gian để các em rèn luyện tính tập thể, khả năng làm việc nhóm; cho HS đi tham quan các di tích lịch sử; tham gia các trò chơi vận động... để từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm. ky nang song sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể như vậy chứ không phải chỉ từ những bài giảng trên lớp.

Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục ky nang song cho HS dẫn đến có một bộ phận HS trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều HS. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, giáo dục ky nang song cho HS phải bảo đảm các yếu tố: giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp HS hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, hiểu biết và chấp hành pháp luật... Tuy nhiên, giáo dục ky nang song để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng.

Trách nhiệm của cộng đồng

Giáo dục KNS đòi hỏi tính chủ động của HS đầu tiên. Vì vậy, nếu chỉ đưa vào chương trình lồng ghép với các môn học liệu có hiệu quả, nhất là khi giáo viên chỉ mới làm quen với các tài liệu hướng dẫn từ đầu năm học này. Cô Vũ Bích Hằng, Hiệu Trưởng trường tiểu học Dĩ An cho biết: “Giáo dục ky nang song chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục ky nang song không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới mong đào tạo được những HS phát triển toàn diện”.


Thuận lợi lớn của giáo viên hiện nay, đó là Bộ GD-ĐT đã phát hành tài liệu giáo dục ky nang song cho HS. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Hiếu cho biết: “Cùng với việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán của các trường, năm học này Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường học tăng cường rèn luyện ky nang song cho HS. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Giáo viên các trường học không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của HS. Các trường cần tăng cường trao đổi thông tin với gia đình một cách thường xuyên, liên tục. Mặt khác, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp HS tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục HS trong và ngoài nhà trường. ky nang song của mỗi người được hình thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Nên cùng với những kiến thức có được từ các lớp học, rất cần cha mẹ đồng hành cùng con để hỗ trợ KNS cho con phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống”.

10 chú ý giúp học sinh yếu kém trở thành học sinh giỏi


10 chú ý giúp học sinh yếu kém trở thành học sinh giỏi


Những học sinh yếu kém luôn khiến bạn phải nghĩ cách cải thiện phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học tập sao cho phù hợp. Khi học sinh của bạn chưa giỏi, đó cũng là lúc bạn cảm thấy công việc giảng dạy chưa thực sự thành công. Vậy chúng ta, những người giảng dạy nên làm gì?

Một tình huống đặt ra là giáo viên cứ nhiệt tình dạy, song, một số học sinh yếu kém trong lớp không thể tiếp thu bài. Và kết quả là khi kết thúc khóa học, trình độ của học sinh không hề tiến bộ so với lúc ban đầu. Liệu trong trường hợp đó, bạn có tư tưởng mặc kệ học sinh? Trách nhiệm của những thầy cô giáo là tìm ra phương pháp để giúp đỡ những học sinh yếu kém tiến bộ. Tiến bộ không chỉ đánh giá qua việc đạt điểm qua trong môn học. Đôi khi, nó có nghĩa là học sinh học được những bài học về bản thân họ và cách thức làm việc ở trường, lớp cũng như công việc sau này. Đôi lúc, sự giúp đỡ của bạn đối với những học sinh đó dường như không đáng kể hoặc không đạt được kết quả gì, nhưng giúp đỡ học sinh là trách nhiệm thiêng liêng của người thầy. Hi vọng 10 bước sau sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình:

1. Sớm phát hiện ra những học sinh có lực học yếu hơn với các em khác trong lớp. Bằng nhiều hình thức, giáo viên có thể đánh giá được trình độ và khả năng của học sinh trong tuần đầu giảng dạy, ví dụ như thông qua bài kiểm tra, bài viết trên lớp và qua những trả lời ngắn trên lớp.

2. Gặp riêng các em để nói về bài kiểm tra, tinh thần ý thức học tập chưa tốt trong việc hoàn thành bài tập về nhà, tuân thủ các quy tắc của lớp học bao gồm cả thời gian lên lớp, … Rất nhiều sinh viên luôn trốn tránh, không chịu thừa nhận các khuyết điểm trong học tập của mình với những câu tương tự như: “Dạ không có gì đâu thưa cô, cô đừng lo.” Những lúc đó, bạn phải chỉ ra cụ thể và thẳng thắn, ví dụ như "Cô không tìm được một câu nào đúng trong bài viết của em.”

3. Yêu cầu học sinh tự nhận thấy nhược điểm trong việc học của riêng mình và tự đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Chính sự tự nhận thức và quyết định khắc phục nhược điểm là chìa khóa thành công cho bất kì học sinh nào. Bên cạnh đó, giáo viên cố gắng không cho phép học sinh coi nhẹ vấn đề, và cùng các em phân tích các vướng mặc gặp phải.

4. Lắng nghe học sinh trình bày vấn đề với thái độ chăm chú nhất. Luôn tỏ thái độ tôn trọng và động viên các em.

5. Giúp học sinh vạch ra kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mang tính thực tế. Hãy giúp các em ôn tập lại những kiến thức căn bản và từng bước nâng cao trình độ. Chúng ta không nên đảm bảo với các em là các em sẽ đạt điểm qua trong các kì thi và hãy cho các em cơ hội để tiến bộ.

6. Theo dõi sát sao việc thực hiện kế hoạch mà các em đã vạch ra và chắc chắn rằng các em đang làm đúng theo kế hoạch đó. Hãy cho các em biết là bạn đang rất quan tâm đến thành công của các em. Và cũng đừng tiếc khi khen ngợi sự tiến bộ của các em hàng ngày trước lớp nếu các em xứng đáng được khen ngợi. Ví dụ như: “Chữ viết của em khá hơn nhiều trong bài viết này đấy!”, “Đây là điểm cao nhất của em trong kì này” … Những lời động viên, khích lệ của có thể giảm dần khi mà bạn thấy rằng học sinh đó thực sự tiến bộ.

7. Nhắc nhở các em ghi nhớ mục tiêu đề ra. Bạn có thể gợi ý các em gặp riêng mình để yêu cầu được giúp đỡ thay vì đưa ra những lời phàn nàn về thái độ học tập của các em trước lớp.

8. Hãy là nguồn tài nguyên cho học sinh. Gợi ý cho học sinh mượn tài liệu phù hợp với trình độ của các em, kèm dạy riêng nếu các em thực sự cần.

9. Thay đổi các phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú như tạo trò chơi, thảo luận nhóm, phần thưởng… Hãy tạo cơ hội cho những học sinh yếu hơn được “tỏa sáng” và đánh giá cao khi các em có ý kiến hay. Nhưng bạn cũng không nên hạ thấp các mức tiêu chuẩn để đánh giá một học sinh chăm chỉ.

10. Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bài kiểm tra. Hãy dành một vài phút trước giờ học để nói rằng “Dạng toán Tổng tỉ  có vẻ vẫn khó khăn với em, nhưng cô nhận thấy là em đã có học chúng.” Và hãy để học sinh tự nhận thấy sự tiến bộ của mình, “Em có thấy là kĩ năng đọc diễn cảm  của em tốt hơn nhiều so với 4 tuần trước đó không?”
Nếu bạn đã làm đúng như các bước gợi ý trên, điều đó nghĩa là bạn cố gắng hết sức mình với lương tâm của người thầy để giúp đỡ học sinh thân yêu. Và khi đó, không phải là bạn mà chính các em sẽ là người chịu trách nhiệm về sự thất bại hoặc là thành quả tiến bộ của chính mình.

Hãy liên hệ với chúng tôi tại
www.daykemtainha.vn       


Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Tìm gia sư Cấp 1


Gia Sư Tiểu Học, Gia Sư Cấp 1

       
Liên hệ: 090 333 1985 -0987 87 0217

Cung cấp gia sư tiểu học cấp 1 uy tín nhất Việt Nam. Hãy để con bạn giỏi từ lớp 1! Với đội ngũ Gia sư là các thủ khoa, Giáo viên giàu kinh nghiệm nghiệp vụ sư phạm được tuyển chọn kiểm tra đào tạo chất lượng, lý lịch, trước khi đưa đến gia đình học sinh.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên đặc biệt là các em nhi đồng. Bác đã nói: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan". Cấp 1 bậc tiểu học là nơi các em bước đi những bước đầu đời trên con đường học hành vậy làm thế nào để trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất, để các em không bị bỡ ngỡ với những kiến thức mới lạ. Hãy liên lạc ngay với Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ www.daykemtainha.vn để có được không chỉ những gia sư tốt nhất mà còn là những người bạn cùng con em của quý vị sánh bước những bước đi đầu tiên trên con đường tri thức.

Chọn gia sư cấp 1 bậc tiểu học tại Trung tâm Gia Sư Tài Năng Trẻ có lợi ích gì?
  - Bạn không còn phải lo lắng vì lực học của con em mình.
  - Bạn không còn phải băn khoăn trong việc tìm một gia sư tiểu học chất lượng tốt.
  - Bạn không còn phải đau đầu chọn một trung tâm gia sư uy tín để trao gửi con em.
  - Bạn không còn phải lo con mình khó hòa nhập với môi trường học tập mới, chúng tôi không chỉ là những gia sư văn hóa chúng tôi là những người bạn.

Hiện tại chúng tôi đang áp dụng các chương trình gia sư tiểu học và gia sư cấp 1:
1. Gia sư tiểu hoc, gia sư cấp 1 tại nhà
- Dạy các môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ …bậc tiểu học, cấp 1.
- Gia đình có nhu cầu tìm gia sư tiểu học, gia sư cấp 1 dạy kèm cho con về môn nào, chúng tôi sẽ cử Giáo viên đến kiểm tra lực học và khả năng tiếp thu bài của Học sinh. Sau đó, lên kế hoạch giảng dạy phù hợp để có thể đạt kết quả tốt nhất.
Xin liên hệ trực tiếp để biết thêm chi tiết. 
Còn chần chừ gì nữa hãy nhấc máy lên và gọi điện ngay cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Những thiên thần bé nhỏ của quý vị sẽ được cất cánh bay cao.