Hiện nay, những hiện tượng tha hóa về đạo đức và lối sống
không lành mạnh của một bộ phận giới trẻ được xã hội lên án nhiều và người ta
cũng đi tìm câu trả lời cho việc con người trở nên lạnh nhạt và vô cảm, tệ nạn
trẻ phạm tội trong độ tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng, hiện tượng “yêu
sớm, cưới vội, sống gấp” ngày càng nhiều.
Một trong những lí do được mọi người lựa chọn nhiều nhất là
do trẻ không được giáo dục kỹ năng sống, hoặc giả có được giáo dục thì cũng chỉ
là hình thức và chưa thực sự đi vào nề nếp.
Do đó, các nhà giáo dục và xã hội học khuyến cáo “không được
xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học”.
1.
Kĩ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp
giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và
phát triển của con người.
KNS bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong
não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông
qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
2. Vì sao phải giáo
dục?
- Rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong
mọi tình huống;
- Rèn thói quen và
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội
- Giáo dục cho học
sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai
nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
- Đối với học sinh
tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô
cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau
này.
2.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học bằng cách
nào?
Bà Lê Thị Minh Châu -chuyên gia về phát triển thanh thiếu
niên của Unicef Việt Nam – Người đã tham
gia dự án Thúc đẩy sự phát triển của Trẻ em và Thanh thiếu niên (2006-2010)
chia sẻ kinh nghiệm: Hiện có ít nhất 70
quốc gia đang phát triển có đưa KNS vào chương trình học chính khóa, dưới hình
thức môn học riêng hoặc lồng ghép, tích hợp vào các môn học. Tại Việt Nam,
những năm gần đây cũng đã xuất hiện loại hình này song chủ yếu ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, theo quan điểm của bà Châu thì nhiều giáo viên
băn khoăn không biết việc lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống vào dạy học sinh
Tiểu học có bị quá tải vì chương trình
nặng.
Theo Tiến sĩ Lưu Thu Thủy – Viện Khoa học Giáo dục: Có thể
GDKNS cho học sinh trong tất cả các bài học mà không cần phải đưa thêm thông
tin, kiến thức và tăng thời gian tiết học như một số băn khoăn của giáo viên.
Việc đưa và tăng cường giáo dục các kĩ năng sống vào môn Giáo dục công dân và
Đạo đức là thực hiện được.
Ngoài ra thì việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu
học cũng cần có sự quan tâm của nhiều lực lượng giáo dục khác như: gia đình, xã
hội. Đặc biệt, song hành cùng giáo dục nhà trường phải kể đến lực lượng gia sư,
những người sát cánh cùng trẻ, có những trẻ tiếp xúc với gia sư nhiều hơn bố
mẹ.
Chính vì vậy, khi lựa chọn gia sư cho con phụ huynh nên tìm
tới các trung tâm gia sư uy tín để không chỉ dạy chữ mà còn cùng phụ huynh và
các thầy cô rèn nhân cách cho trẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét