HOTLINE : 090 333 1985 - 09 87 87 0217 cô Mượt
*** Nhận gia sư Toán lớp 4
tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân
Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ
Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.
Cùng với Tiếng Việt – Toán học lớp 4 là môn học có vị trí và vai
trò vô cùng quan trọng ở bậc Tiểu học. Toán học giúp bồi dưỡng tư duy logic,
bồi dưỡng và phát sinh phương pháp suy luận, phát triển trí thông minh, tư suy
logic sáng tạo, tính chính xác, kiên trì, trung thực.
Dưới đây là các bước giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng mà
các bạn gia sư Toán lớp 4 nên tham khảo để đảm bảo tính logic trong quá trình
dạy trẻ và rèn cho trẻ được tư duy khoa học khi làm Toán đố lớp 4.
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Sau khi phân tích đề toán, suy nghĩ về ý nghĩa bài toán, nội
dung bài toán đặc biệt chú ý đến câu hỏi của bài toán.
Bước 2: Lập luận để vẽ sơ đồ
Sau khi phân tích đề, thiết lập được mối quan hệ và phụ
thuộc giữa các đại lượng cho trong bài toán đó. Muốn làm việc này ta thường
dùng sơ đồ đoạn thẳng thay cho các số (số đã cho, số phải tìm trong bài toán)
để minh hoạ các quan hệ đó.
Khi vẽ sơ đồ phải chọn độ dài các đoạn thẳng và sắp xếp các
đoạn thẳng đó một cách thích hợp để có thể dễ dàng thấy được mối quan hệ phụ
thuộc giữa các đại lượng, tạo ra một hình ảnh cụ thể giúp ta suy nghĩ tìm tòi
cách giải một bài toán.
Có thể nói đây là một bước quan trọng vì đề toán được làm sáng
tỏ: mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán được nêu bật các yếu tố không
cần thiết được lược bỏ.
Để có thể thực hiện những bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng thì
nắm được cách biểu thị các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) các mối quan hệ
(quan hệ về hiệu, quan hệ về tỷ số) là hết sức quan trọng. Vì nó làm một công
cụ biểu đạt mối quan hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng. “Công cụ” này học sinh
đã được trang bị từ những lớp đầu cấp nhưng cần được tiếp tục củng cố, “mài
giũa” ở các lớp cuối cấp.
Bước 3: Lập kế hoạch giải toán
Dựa vào sơ đồ suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều kiện của
bài toán có thể biết gì? Có thể làm gì? Phép tính đó có thể giúp ta trả lời câu hỏi của bài
toán không? Trên có sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải bài toán.
Bước 4: Giải và kiểm tra các bước giải
Thực hiện các phép
tính theo trình tự đã thiết lập để tìm ra đáp số
Mỗi khi thực hiện
phép tính cần kiểm tra xem đã đúng chưa? Giải xong bài toán phải thử xem đáp số
đã tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán có phù hợp với các điều kiện
của bài toán không.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét