RSS

Tìm giáo viên giỏi dạy guitar - lợi ích của việc học guitar

Lợi ích của việc chơi đàn guitar là cách giải trí cho con người.

Trên thực tế không phải cứ chơi game, xem TV, game show mới được gọi là giải trí mà chơi các nhạc cụ cũng được gọi là một hình thức giải trí. Bạn có thể chơi guitar ở những lần hội họp bạn bè, liên hoan công ty, nhóm,… để góp vui cho buổi hội họp đó, làm cho không khí vui vẻ hơn. Đây cũng là một hình gắn kết mọi người trong nhóm với nhau. Vậy nên việc học đàn guitar cũng có tác dụng rất nhiều cho con người.


Guitar acoustic A-09K
Lợi ích của việc chơi đàn guitar giúp thể hiện phong cách của bản thân.

Ở lứa tuổi nhỏ các em làm quen với cây đàn guitar, chơi guitar khi có những tâm trạng vui, buồn, có thể giúp giải trí cho các thành viên trong gia đình hay nhóm bạn, lớp học. Ở lức tuổi học sinh sinh viên chơi guitar thường không chỉ có giải trí mà còn thể hiện phong cách của bản thân, thể hiện được nét riêng của mình qua cách chơi đàn. Thường ở lứa tuổi này thể loại được quan tâm nhiều nhất là guitar đệm hát. Ở lứa tuổi lớn hơn họ cũng cần có cái riêng của mình để phục vụ cho công việc, hoạt động khác ngoài công việc.


Lợi ích của việc chơi đàn guitar giúp phát triển con người, làm cho con người thông minh hơn.

Ở các thành phố đông đúc như TPHCM thì việc biết chơi đànguitar cũng có nhiều lợi ích rất lớn cho mọi lứa tuổi. Vì vậy cụm từ học guitarở TPHCM xuất hiện khá nhiều, và được nhiều người quan tâm. Việc một người biết chơi đàn có thể làm cho họ nổi trội hơn trong đám đông, và có thể là đòn bẩy giúp họ phát triển, tạo các mối quan hệ trong học tập cũng như công việc.

Việc học guitar ở TPHCM được khá nhiều phụ huynh quan tâm, do biết cách một loại nhạc cụ cũng làm cho con cái năng động hơn, làm cho trẻ em nhạy bén và thông minh hơn. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh khi làm khảo sát kiểm tra IQ của những người chơi đàn.

Guitar acoustic A-01K
Lợi ích của việc chơi đàn guitar ngăn ngừa chứng trầm cảm.

Trầm cảm là căn bệnh dễ gặp ở những người làm việc thường xuyên với áp lực công việc lớn trong một thời gian dài và liên tục. Thường thì, người ta ít quan tâm tới những tổn thương về tinh thần của chính mình và điều này gây ra bệnh trầm cảm. Học guitar sẽ là giải pháp tốt để giúp mỗi người giải tỏa căng thẳng cũng như thay vì chia sẻ tâm sự với mọi người là chia sẻ với âm nhạc và với đàn guitar.

Không những ngăn ngừa bệnh trầm cảm, chơi guitar ngăn ngừa bệnh trầm cảm bệnh liên quan tới tâm lý như: huyết áp, bệnh tim mạch. Hãy dành những khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày để có thể “chữa trị” cho những vất vả và những lo lắng mà bạn gặp trong công việc cũng như cuộc sống của mình.

Lợi ích của việc chơi đàn guitar giúp nạp năng lượng cho hoạt động thường ngày.

Những vất vả, áp lực đôi khi làm bạn cạn kiệt năng lượng sống. Và ngay cả một sự kiện nào đó trong đời lại làm người ta có cảm giác lo lắng. Âm nhạc cũng chính là một cách để khắc phục tốt nhất điều này. Thay vì ngồi một chỗ và lo lắng cũng như những mệt mỏi, hãy cầm cây đàn guitar lên và chơi một số giai điệu.


Nghiên cứu cho thấy rằng giai điệu có tiết tấu nhanh thường làm mọi người hứng khởi, kích thích não bộ của con người và giúp cơ thể di chuyển, vận động dễ dàng, nhiều hơn. Còn những khi lo lắng, những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái sẽ làm bạn bình tĩnh và cảm thấy an toàn hơn. Học đàn guitar là việc bạn có thể tự chơi một giai điệu hay chính là tự làm chủ cảm xúc của chính mình. Thay vì những lời động viên của mọi người và mọi loại thuốc tâm lý khác, guitarsẽ tác động lên tình cảm của con người bằng những cách rất khác nhau và hoàn toàn vô hại.

Có nên giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ?

Khi con bước vào lứa tuổi mầm non, chị Hà (Cầu Giấy) thường bị con “phủ đầu” bằng hàng loạt câu hỏi: Tại sao mẹ và con lại mặc váy mà bố không mặc? Tại sao mẹ có áo ti mà bố không có áo ti? và Con được sinh ra từ đâu? Mới đây nhất, chị phát hoảng khi chứng kiến cảnh con gái chị tâm sự: “Mẹ ơi! hôm nay bạn Bin cho con và các bạn biết điều bí mật về con chim cúc cu của bạn ấy.”

Trong buổi chia sẻ chuyên môn, cô Lê Thanh Hằng cho rằng: khi nhìn nhận vấn đề giới tính của con trẻ, cha mẹ hay giáo viên thường hay bị căng thẳng quá mức vì áp dụng những tiêu chí của người lớn vào con trẻ. Thực ra ở lứa tuổi mầm non, các bé hoàn toàn không có ý thức giới tính như người lớn. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà nghĩ rằng con mình cũng suy nghĩ và hành động “bậy” như người lớn rồi quát tháo, đánh mắng con.


Những hành động của trẻ hoàn toàn vô tư. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà nghĩ rằng con mình cũng suy nghĩ và hành động “bậy” như người lớn rồi quát tháo, đánh mắng con.

Ngoài ra, một phản ứng thường thấy ở phụ huynh là: trả lời các câu hỏi của trẻ một cách dấu diếm và thiếu thực tế. Các câu hỏi về giới tính của trẻ nhỏ thường làm cho cha mẹ cảm thấy lúng túng. Các câu trả lời như “có một thiên thần tặng con cho mẹ” hay “bố tìm thấy con trong bệnh viện” đôi khi lại là chất xúc tác để trẻ bắt đầu hàng loạt câu hỏi “tại sao” ngay sau đó. Vấn đề đặt ra là  trẻ còn quá nhỏ, liệu có nên nói hết mọi điều cho trẻ không và quan trọng nhất là nói như thế nào?


Các câu trả lời thường thấy của phụ huynh khi ứng phó với tò mò giới tính ở trẻ.

Vào ngày hai ngày Thứ Bảy 5/4/2014 và 12/4/2014, cô Lê Thanh Hằng sẽ có buổi trao đổi với phụ huynh về đề tài: Giáo dục giới tính ở lứa tuổi mầm non. Buổi tư vấn sẽ trả lời những thắc mắc của phụ huynh như:

1. Tại sao phải giáo dục giới tính cho trẻ mầm non?
2. Các nội dung giáo dục giới tính cho trẻ ở từng lứa tuổi
3. Khái niệm “Vùng kích dục”
4. Cách trả lời các câu hỏi của trẻ về vấn đề giới tính.
5. Hướng giải quyết khi trẻ tò mò về giới tính

Trong buổi tư vấn, cô Lê Thanh Hằng sẽ đưa ra các câu hỏi thường gặp của trẻ và các câu trả lời phù hợp. Đặc biệt, cô sẽ hướng dẫn phụ huynh câu trả lời cho câu hỏi “con được sinh ra từ đâu?” để cha mẹ không còn lúng túng trước câu hỏi này của trẻ.


Ở độ tuổi mầm non, trẻ bắt đầu có ý thức về giới tính. Cô Lê Thanh Hằng sẽ đưa ra các câu hỏi thường gặp của trẻ về vấn đề giới tính và các câu trả lời phù hợp để gợi ý cho phụ huynh.


Tuyển gia sư cho trẻ tự kỷ

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
TELL: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
TUYỂN GIÁO VIÊN
Tự kỷ, autism, asperger, tăng động, ngôn ngữ, hành vi, giao tế, chậm phát triển...

TUYỂN GIÁO VIÊN

Bạn là sinh viên ngành sư phạm, tâm lý hay xã hội học, hay bạn là giáo viên giáo dục đặc biệt?
Chúng tôi đang tìm nhiều  giáo viên  gia sư tại nhà ,trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ ( www.daykemtainha.vn ). Đây là cơ hội để bạn học hỏi các kiến thức sâu và cách can thiệp thực tế cho trẻ Tự kỷ

Yếu cầu: Gia sư có phương pháp sư phạm, dạy nhiệt tình, yêu trẻ, kiên nhẫn

Liên hệ: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 cô Mượt

Những khoản đầu tư vô giá cha mẹ giàu hay nghèo cũng có thể cho con

Sự nhạy cảm của bạn đối với con cái sẽ làm tăng sự nhạy cảm của chúng đối với bạn, và một ngày nào đó, con cái chính là người nâng bạn dậy.
Tự tin là nền tảng giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc và là chìa khóa dẫn chúng tới thành công. Ở mọi lứa tuổi, cách bạn đánh giá bản thân sẽ tác động đến hành động của bạn. Hãy thử nghĩ, khi bạn vui vẻ bạn sẽ dễ dàng hòa nhập hơn với môi trường xung quanh và với người khác đồng thời sẽ tạo được sự thiện cảm với nhiều người.
Tự đánh giá bản thân là cách cảm nhận về chính mình

Thiếu tự tin thường dẫn đến những vấn đề về hành vi
Khi nhìn vào gương, trẻ nhận ra bản thân mình trong đó. Chúng sẽ nghĩ về một hình mẫu lý tưởng, người ta có thể làm được mọi việc và được nhiều người yêu quý. Cha mẹ chính là nguồn động lực chính cho khả năng tự đánh giá bản thân của trẻ.
Hầu hết các vấn đề hành vi đều bắt nguồn sự thiếu tự tin của cha mẹ và con cái. Tại sao có người luôn vui vẻ trong khi đó lại có người luôn đau khổ. Cách con người nhận ra giá trị của chính mình, hòa nhập với cuộc sống xung quanh, học tập tại trường, đạt được thành công trong sự nghiệp và kết hôn, tất cả đều bắt nguồn từ sự tự tin.
Tự tin không có nghĩa là tự mãn hay kiêu ngạo
Nó có nghĩa là hiểu đúng những ưu nhược điển của mình và tận dụng những điểm mạnh vào cuộc sống. Vì có một mối quan hệ qua lại giữa cách một người đánh giá chính mình và cách họ hành động, giúp trẻ xây dựng lòng tin là rất quan trọng trong việc rèn luyện trẻ.
1. Nuôi dạy con bằng tình yêu thương
Hãy đặt mình vào vị trí của một đứa trẻ, được bế ẵm, được nâng niu và chăm sóc mỗi ngày. Bạn nghĩ đứa trẻ đó sẽ cảm thấy như thế nào?

Có thể bạn sẽ cảm thấy mình giống như một ‘nữ hoàng’ cùa ngày hôm đó, và sẽ cố gắng cư xử sao cho phù hợp. Một đứa bé được tiếp nhận các nuôi dạy này, sự tự tin của chúng sẽ được nâng lên.
Chúng cảm thấy được yêu thương và quý trọng. Bạn đã từng trải qua một ngày đặc biệt nhận được vô số những lời khen ngợi từ mọi người?
Những đứa trẻ quen với những cảm xúc hạnh phúc mà chúng nhận được từ cách nuôi dạy biết cảm thông của bố mẹ, thì chúng sẽ cố gắng gìn giữ được cảm giác này trong suốt phần đời còn lại.
Vì chúng đã quen với cảm giác này nên chúng có thể lấy lại nó bất cứ lúc nào. Những điều này sẽ giúp trẻ ứng phó tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống vì chúng có động lực để khôi phục lại cảm giác hạnh phúc – đã trở thành một phần không thế thiếu của ý thức.
Chúng có thể vấp ngã nhưng chúng có thể đứng dậy bằng chính đôi chân của mình. Điều này đặc biệt chính xác với những đứa trẻ khuyết tật.
Những đứa trẻ bất hạnh sẽ luôn đấu tranh để tìm thấy hạnh phúc, nhưng chúng lại không hiểu rõ về cái chúng đang kiếm tìm vì chúng chưa một lần được trải nghiệm hạnh phúc.
Điều này giải thích tại sao những đứa trẻ nhận được tình yêu thương của cha mẹ trong những năm đầu đời, đều xoay xở rất tốt mặc dù có một thời thơ ấu xáo trộn do hoàn cảnh gia đình.
 2. Nâng cao sự tự tin của chính mình
Nuôi dạy con được ví như một “phương pháp trị liệu” hiệu quả. Trong quá trình chăm sóc con, nỗi buồn của bạn sẽ tự tan biến. Một bà mẹ từng chia sẻ “Con mang đến cho tôi cả những điều tốt đẹp và tồi tệ nhất”.
Nếu các vấn đề trong quá khứ ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con của bạn hiện giời, thì hãy đương đầu với chúng. Hãy tới gặp các chuyên gia tâm lý, nếu những vấn đề đó khiến bạn mất bình tĩnh và ảnh hưởng tới bản năng làm cha mẹ của bạn.
Chữa lành những vết thương trong quá khứ

Có con sẽ cho bạn cơ hội để trở thành cha mẹ. Nếu bạn bị mất tự tin, đặc biệt nếu bạn cảm thấy đó là kết quả của cách bạn được nuôi dạy trước đó, thì hãy tự an ủi bản thân và phá bỏ đi những khuôn mẫu gia đình. Hãy thử bài tập này
Sự tự tin của trẻ do tích góp mà thành chứ không phải tự dưng mà có. Một số đặc điểm nuôi dạy con cái và tính cách cụ thể như sự tức giận và sợ hãi, đều được di truyền qua từng thế hệ.
·   Lên danh sách những điều cụ thể cha mẹ bạn đã làm để xây dựng sự tự tin cho bạn
·    Lên danh sách những điều cha mẹ bạn đã làm khiến sự tự tin của bạn suy giảm
·    Hãy bắt chước những điều tốt đẹp và loại bỏ đi phần không tốt còn lại. Nếu bạn thấy khó thực hiện bài tập này, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Điều đó sẽ rất có lợi cho bạn và con bạn
Hãy luôn vui vẻ
Không phải lúc nào bạn cũng có thể tươi cười, nhưng sự bất hạnh của cha mẹ có thể lây sang con cái. Con bạn luôn coi bạn là tấm gương phản chiếu chính những cảm xúc của chúng.
Nếu bạn đang lo lắng, bạn sẽ không thể thể hiện được những điều tốt đẹp. Trong những năm đầu đời, quan niệm về cái tôi của trẻ gắn bó mật thiết với quan niệm của mẹ về chính mẹ, loại xây dựng sự tư tin lẫn nhau này sẽ tiếp tục.
Bạn sẽ phản chiếu hình ảnh gì tới con bạn? Một em bé chia sẻ, “Cháu thích được ở cùng mẹ khi mẹ vui”. Trẻ em sẽ hiểu rằng, khi bạn buồn là bạn đang buồn về chúng. Thậm chí trẻ còn biết rằng chúng có nghĩa vụ làm cha mẹ vui lòng.
Khi chúng lớn, chúng thậm chí còn cho rằng chúng có trách nhiệm với niềm vui của cha mẹ. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng khiến bạn tuyệt vọng và lo lắng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ giúp bạn giải quyết những điều đó trước khi chúng ảnh hưởng tới con trẻ.

Phần lớn sự tự tin của trẻ không chỉ xuất phát từ những gì trẻ cảm nhận về chính mình, mà còn đến từ việc chúng nghĩ như thế nào khi người khác đánh giá về chúng. Điều này đặc biệt đúng với trẻ chưa đến tuổi đi học, chúng hiểu về chính mình từ những phản ứng của cha mẹ.
3. Hãy là một tấm gương tốt
Bạn phản ánh những hình ảnh tốt hay xấu tới con trẻ? Ý kiến và nguyên vọng của trẻ có quan trọng đối với bạn không? Cách cư xử của trẻ có làm bạn hài lòng không? Khi bạn tạo cho trẻ những sự phản ảnh tích cực, trẻ sẽ học cách nghĩ tốt về chính mình.
Trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn khi chúng cư xử không tốt. Điều đó sẽ trở thành một công cụ kỷ luật. “Tất cả những gì tôi phải làm là dõi theo con bé và ngăn nó làm những hành vi không đúng”, một người mẹ chia sẻ.
Cô ấy hiểu quá rõ khả năng tự nhận thức những cảm xúc tích cực của con mình, và những đứa trẻ đã quen với cách chúng cảm thấy được yêu thương. Khi người mẹ mới léo lên một phản ánh tiêu cực, trẻ không thích cảm giác đó. Chúng sẽ nhanh chóng thay đổi hành vi để lấy lại cảm giác vui vẻ của mình.
Hãy thực tế
Bạn không thể lúc nào cũng tươi cười vì dù sao chúng ta vẫn là con người và có cảm xúc. Con bạn nên biết rằng cha mẹ cũng lúc không vui.
Con cái có thể nhận ra điều này qua niềm vui ‘giả tạo’ của bạn. Sự nhạy cảm của bạn đối với con cái sẽ làm tăng sự nhạy cảm của chúng đối với bạn, và một ngày nào đó, con cái chính là người nâng bạn dậy.
4. Hãy chơi cùng con

Chúng ta đều biết rằng, thông qua các trò chơi, trẻ sẽ học được rất nhiều điều. Điều đó sẽ cải thiện hành vi của trẻ  bằng cách tạo cho trẻ cảm giác mình là người quan trọng.
Bạn sẽ học được nhiều điều từ đứa con bé bỏng của mình khi nô đùa với chúng. Khoảng thời gian này truyền đến cho trẻ một thông điệp đó là “Con là người quan trong trong cuộc đời mẹ”.
Thay vì xem việc chơi với con là nghĩa vụ, bạn hãy coi đó là một cách đầu tư để hoàn thiện cách cư xử cho con.
Hãy để trẻ bắt đầu trò chơi.
Một quy tắc mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ đó là: một hoạt động do trẻ khởi xướng bao giờ cũng thu hút sự chú ý của chúng lâu hơn những hoạt động do người khác gợi ý.
Chúng sẽ học đươc nhiều điều hơn khi chúng được lựa chọn điều mình sẽ làm gì. Điều này cũng giúp tăng sự tư tin cho trẻ: “Bố thích làm gì cái tôi thích”, tất nhiên, có thể bạn đang nghĩ, “Ôi không đừng chơi trò này nữa” hay “chúng ta đã đọc chuyện này 20 lần rồi”. Đó chính là thử thách trong việc nuôi dạy con cái.

Trong lúc chơi, hãy tập trung sự chú ý vào trẻ. Nếu bạn ngồi chơi cùng trẻ mà tâm trí lại để chỗ khác thì trẻ sẽ nhận ra ngay và nhận thấy bị bỏ rơi và không còn quan trọng nữa. Bạn sẽ mất đi cơ hội được tìm hiểu và chơi cùng trẻ.
Khiến con cái cảm thấy mình là người đặc biệt
Bạn hãy dành thêm thời gian để chơi cùng con cho dù bận rộn thế nào đi chăng nữa.
Chơi cùng con là một sự đầu tư lâu dài

Hãy xem khoảng thời gian chơi cùng con là một trong những sự đầu tư tốt nhất của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng mình đang lãng phí thời gian trong khi bạn có thể làm những việc khác.
Nhiều người đã phải đấu tranh rất nhiều trước khi bỏ thời gian ra chơi cùng con. Nhưng dĩ nhiên, bạn không cần phải chơi cùng chúng cả ngày, và chúng cũng chẳng thích như vậy.
Điều này dường như là việc làm vô nghĩa với bạn nhưng lại vô cùng có ý nghĩa với trẻ. Bạn càng quan tâm tới trẻ lúc chúng con nhỏ, thì chúng càng quan tâm tới bạn lúc về già.
Khi trẻ trưởng thành, bạn có thể thu hút chúng vào công việc và các hoạt động của bạn, vì được ở bên bạn là món quá ý nghĩa nhất với trẻ. Với suy nghĩ như vậy – bạn đang làm một công việc quan trọng nhất thế giới – nâng cao giá trị một con người.
5. Xưng hô với trẻ bằng tên
Cái tên nói lên điều gì? Bạn hay tôi, lớn hay nhỏ. Tôi vẫn còn nhớ cách ông dạy tôi về giá trị của việc sử dụng và ghi nhớ tên mọi người. Bài học này đã chứng minh những lợi ích nhất định.
Việc xưng hô với trẻ bằng tên, đặc biệt là kèm theo giao tiếp bằng ánh mắt và cử chỉ, điều đó sẽ truyền đi một thông điệp đó là “con là người quan trọng”. Bắt đầu bài nói chuyện bằng cách xưng tên sẽ tạo sự thân thiết và xóa đi những rào cản.
Qua cách xưng hô đó, con trẻ sẽ hiểu được bạn muốn nói gì và muốn chúng cư xử ra sao. Thường ngày, cha mẹ gọi con cái bằng tên thân mật, ví dụ như ‘Jimmy, con muốn bố làm gì nào?’ thay vì một câu nói nằng nề như “James Michael Sears dừng lại ngay”.
Khi nghe thấy vậy con trẻ sẽ cảm thấy rất ghét cái tên của mình, vì cái tên đó chúng được nghe chỉ khi nào cha mẹ nổi cáu với chúng. Nếu để ý bạn sẽ thấy, những đứa trẻ tự tin đều thường xưng hô với bạn bè cùng trang lứa và ngưới lớn bằng tên hoặc họ. Sự tự tin cho phép trẻ chủ động hơn trong giao tiếp với người khác.
6. Khuyến khích và thúc đẩy
Khi trẻ lớn lên, hãy khuyến khích tài năng của con. Trẻ có thể có khả năng nổi trội hay thích thú lĩnh vực nào đó, ví dụ như đứa bé 2 tuổi thích chuẩn bị đồ đạc giả vờ là đi picnic hay một đứa trẻ 10 tuổi đam mê học ba lê.
Con tôi là một đứa trẻ có khả năng thể thao nhưng lại không hứng thú chuyện học tập. Sau một thời gian ủng hộ con tham gia thể tham trong khi vẫn động viên con học tập, việc học của con đã được cải thiện. Cha mẹ cần nhận ra khả năng đặc biệt của con, giúp chúng phát triển và cuối cùng sẽ thấy con tỏa sáng.

Giúp trẻ phát triển tài năng và những kĩ năng cần thiết là một phần của sự rèn luyện. Nếu bạn nhận ra một khả năng nào đó ở trẻ khi mà chính bản thân chúng chưa ý thức được, hãy khuyến khích các con.
7. Đưa con tới thành công
Tạo một sự cân bằng giữa thúc đẩy và bảo vệ. Cả hai đều rất cần thiết. Nếu bạn không khuyến khích con, những khả năng đó sẽ không được phát triển, và bạn để vuột mất một cơ hội tăng sự tự tin ở trẻ. Nhưng nếu bạn không giữ con tránh xa những ảo tưởng thiếu thực tế, nhận thức về năng lực của con sẽ bị hạn chế.
Nhận thức sự hai mặt của việc so sánh
Trẻ em cũng đo đếm giá trị của mình từ cách người ngoài nhìn nhận chúng. Hãy chắc rằng con bạn tin vào giá trị của bản thân bởi vì quan trọng là con người của trẻ chứ không phải cái trẻ làm được.
Trẻ cần cảm nhận được tình yêu của bạn không bao giờ phụ thuộc vào thành tích của chúng mà bạn yêu chính con người trẻ.

Đôi khi, trong quá trình nuôi dạy trẻ, bạn có suy nghĩ rằng trẻ nhỏ nên được đặt vào môi trường với những tính cách đa dạng để con tự lựa chọn cho bản thân mình.8. Để trẻ là một người con ngoan trước khi làm công dân tốt
Điều này nghe có vẻ hay, ít nhất là đúng về mặt quan điểm, nhưng thực chất lại không hiệu quả. Nó giống như gửi một con tàu ra biển mà không có bánh lái hay thuyền trưởng.
Chỉ nhờ may mắn con thuyền đó mới đến được địa đểm mong đợi. Với tư cách phụ huynh, chúng ta không thể để con lớn lên chỉ nhờ may mắn.
Kiểm soát bạn bè của con
Đức tính và nhận thức bản thân của con bị ảnh hưởng bởi nhiều người xung quanh như họ hàng, giáo viên, và bạn bè. Trách nhiệm của cha mẹ là kiểm soát các mối quan hệ của con, cả với những người có ảnh hưởng tốt và xấu.
Tạo một gia đình thân thiện với trẻ em.
Cho dù bạn sẽ phải dọn dẹp nhiều hơn, nhưng đáng để làm như vậy. Để các bé khác đến nhà chơi sẽ giúp bạn kiểm soát con mình, cho bạn cơ hội để quan sát xu hướng xã hội và tính cách của con.

“Cháu bị hen suyễn”, bé Greg, 7 tuổi, tự hào nói với tôi khi được hỏi tại sao cậu bé tới phóng khám. Thật vậy, cậu bé mắc bệnh hen, nhưng vấn đề thể chất đó – bệnh hen xuyễn, còn dễ chữa hơn các tác dụng phụ về mặt tâm lý của việc mất niềm tin vào bản thân mà cậu bé đang gặp phải.
9. Xóa đi ‘thương hiệu’
Tôi đã nói riêng với mẹ bé Greg rằng, có hai vấn đề cần giải quyết đối với một đứa trẻ bị bệnh mãn tĩnh đó là: bệnh của trẻ và phản ứng của gia đình trước vấn đề đó. Mỗi đứa trẻ đều tìm kiếm cho mình một bản sắc riêng và khi tìm được, chúng sẽ trung thành với nó, biến nó thành một thương hiệu riêng.
 “Bệnh hen” đã trở thành “thương hiệu” của Greg, và cậu bé thường xuyên mang theo nó. Cả ngày cậu bé chỉ suy nghĩ về căn bệnh đó và gia đình cậu cũng vậy, chỉ tập trung vào bệnh tật của Greg thay vì cả con người cậu bé.
Thay vì động lòng trắc ẩn, anh trai và chị gái của Greg chán ngán cái việc cuộc đời của chúng chỉ xoanh quanh bệnh hen của Greg. Chúng không thể đi chơi vì Greg lúc nào nó cũng ốm yếu. Và rồi gia đình Greg trở thành gia đình bệnh tật, tất cả mọi người, ngoài trừ Greg, bị đặt vào một ví trí mà không ai thích.
Lấy đi giá trị của Greg sẽ là lấy đi sự tự tin của cậu bé. Do vây, chúng tôi đã thỏa thuận. Tôi sẽ chữa khỏi bệnh cho Greg, và gia đình họ lại yêu quý Greg, để cậu bé trở về với đúng giá trị của mình, ‘thương hiệu bệnh hen suyễn” sẽ không đeo bám cậu nữa.
10. Ảnh hưởng bên ngoài tới trẻ em
Trẻ em luôn gặp khó khăn trong một môi trường xã hội mới với những cách xử ứng đa dạng. Nếu đứa trẻ nhận được sự che chở từ người chăm sóc và đã có ý thức về bản thân thì ít bị ảnh hưởng bởi những hành vi bên ngoài, thoải mái với cách chơi của riêng mình.
Còn nếu không, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng, tạo ra những ảnh hưởng nặng nề lên việc hình thành nhân cách.
Có hai quan điểm trong vấn đề này, một phía cho rằng nên để con cái tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng trong giai đoạn trưởng thành để trẻ có một tư duy thoáng.
Một phía là những phụ huynh muốn bảo vệ con cái trước những ảnh hưởng bên ngoài và ngăn chặn những tư tưởng đi trái với đức tin của họ. Những đứa trẻ như thế sẽ lớn lên trong một bong bóng mỏng manh.
Lựa chọn chính xác nhất cho con bạn chính là kết hợp cả hai ý kiến trên. Ném đứa trẻ vào một mớ tư tưởng khác nhau ở độ tuổi quá nhỏ, trước khi chúng hình thành được những quan niệm của riêng mình có thế khiến đứa trẻ cảm thấy mơ hồ và không tạo dựng được hệ thống đạo đức vững vàng.
Cha mẹ quá bảo bọc con cái, đến khi chúng trưởng thành thường có xu hương không biết suy nghĩ cho bản thân, khiến nó trở nên yếu đuối trước những khó khăn hay thích kết án những người có tư tưởng khác với mình.
Những bậc cha mẹ dung hòa được cả hai điều trên sẽ tạo cho con một hệ thống tư tưởng đạo đức vững chắc và trở thành “hoa tiêu” khi con cái tiếp xúc với những luồng tư tưởng khác.
Và kết quả là, đứa trẻ đó có khả năng đánh giá cân nhắc giữa các giá trị của cha mẹ với những gì chúng được tiếp xúc, từ đó hình thành nên những tiêu chuẩn của riêng chúng.
Nhưng điều quan trọng là đứa trẻ đã tạo cho minh một nền tảng đạo đức, và trong cuộc sống sau này đứa trẻ đó sẽ không giống như chiếc lá bị cuốn đi trong dòng nước theo lối mòn đã định sẵn, vượt qua những ranh giới không được phép, thậm chí lao vào đại dương bất định.
Nhiều đứa trẻ cảm thấy lúng túng, thậm chí lúng túng cả cuộc đời, đi tìm kiếm những giá trị mà nhẽ ra chúng phải được định hướng từ thơ ấu.
11. Dạy con biết chịu trách nhiệm
Trẻ em cần công việc của mình. Để trẻ tham gia vào hoạt động sinh hoạt trong gia đình là một trong những phương pháp giúp trẻ xây dựng sự tự tin cho bản thân.
Giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản để các con cảm thấy mình có ích, đồng thời truyền cảm hứng vào những cách hành xử và đức tính tốt.
Cho trẻ tham gia làm việc sớm. Khi trẻ được khoảng 2 tuổi, các bé có thể làm những việc nhỏ quanh nhà. Để cho trẻ cảm thấy hứng thú, chọn những công việc mà chúng đã thấy và thích.
Bé Lauren 2 tuổi rất thích khăn ăn, vậy nên cha mẹ bé để bé đặt khăn ăn vào các đĩa. Bắt đầu làm quen với công việc từ khi 2-4 tuổi, một đứa trẻ có thể học cách chịu trách nhiệm với bản thân, bố mẹ và với những đồ vật của mình. Một khi trẻ đã có nhận thức về điều này, dần dà sẽ tạo nên trong trẻ ý thức về trách nhiệm với xã hội.
Giao cho trẻ những nhiệm vụ đặc biệt
Gọi một công việc nào đó là đặc biệt sẽ khiến trẻ hứng thú hoàn thành hơn, bởi vì các em thường nghĩ rằng “Mình phải là người đặc biệt mới được giao nhiệm vụ đặc biệt”.
Trẻ 4-5 tuổi có thể làm những công việc được định trước, nhưng chắc chắn vẫn cần được nhắc nhở, ví dụ như “Đến giờ dọn nhà rồi!”.
Hãy giao cho con một phòng để chúng chịu trách nhiệm dọn dẹp. Trẻ cần phải được dạy rằng làm việc rồi mới đến vui chơi. Để thúc đẩy các con, cha mẹ nên cùng con thực hiện những bước đầu tiên.
12. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc
Thoải mái bộc lộ cảm xúc không có nghĩa là trẻ được tự do làm um lên mỗi khi tức giận, mà bố mẹ phải tạo ra sự cân bằng giữa bộc lộ và kiểm soát cảm xúc.
Trẻ nên biết cách che đậy cảm xúc khi cần thiết và “mở” ra trong một hoàn cảnh “an toàn. Mọi đứa trẻ sinh ra đều tự do bộc lộ suy nghĩ và sẽ học cách kiềm chế theo thời gian.
Trẻ có thể nhận biết thái độ của người lớn và cảm thấy rằng thể hiện cảm xúc hay thậm chí có cảm xúc như vậy là không tốt.
Trong tư duy của trẻ, nếu cảm xúc của chúng không quan trọng thì bản thân chúng cũng không quan trọng. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục, trẻ sẽ có thói quen giấu diếm và kìm nén với cả cha mẹ.
Tồi tệ hơn cả việc không quan tâm đến trẻ đó là khi cha mẹ đáp lại con cái với một thái độ cục cằn như “Mẹ không muốn nghe mấy cái chuyện vớ vẩn như thế đâu.”
Nỗi sợ hãi trước phản ứng của bố mẹ sẽ khiến con cái không dám chia sẻ bất cứ điều gì nữa.

Kinh nghiệm làm gia sư

Kinh nghiệm đi làm gia sư Bạn là sinh viên năm thứ nhất, bạn có kiên thức tốt nhưng chưa có kinh nghiệm đi dạy thêm gia sư, Tài Năng Trẻ xin chia sẻ một số kinh nghiêm quý báu cho các bạn SV mới vào nghề gia sư

Các bước chuẩn bị làm gia sư, để có được một công việc gia sư ổn định và lâu dài. Hiện nay, để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho việc chi tiêu của bản thân và phụ giúp gia đình, nhiều học sinh, sinh viên đã chọn công việc gia sư để làm thêm ngoài giờ học của mình.

 Trong khi có rất nhiều gia sư tự do hoặc làm việc trong các trung tâm gia sư, các em học sinh và các bậc phụ huynh có vô vàn lựa chọn.

Nhưng điều họ quan tâm đầu tiên ở các gia sư chính là kinh nghiệm dạy, ôn thi. Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy được bao nhiêu năm, bao nhiêu học sinh.

Đó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.

 Với mong muốn các bạn trang bị được cho mình những kinh nghiệm làm gia sư quý báu nhất, từ đó nhận được sự tín nhiệm, yêu quý từ học trò và các bậc phụ huynh, trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ xin chia sẻ một số kinh nghiệm làm gia sư đã được đúc kết từ những gia sư lâu năm, có uy tín nhất của chúng tôi.

 Kinh nghiệm làm gia sư buổi đầu tiên là vô cùng quan trọng, nó như chìa khóa mở rộng lòng tin của học sinh cũng như các bậc phụ huynh vậy.

Trong buổi đầu tiên này, kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn: Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai.

Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm bắt được trình độ, ưu nhược điểm của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp. Nên dành 10-15’ trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh.

 Gia sư Tài Năng Trẻ khuyên bạn, ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn của học trò mình.



 KHI GIA SƯ GẶP NHỮNG HỌC TRÒ NGHỊCH, KHÔNG HỢP TÁC HOẶC Ỷ LẠI.

 Kinh nghiệm làm gia sư cho thấy việc quá khắt khe, rạch ròi đúng sai, quá coi nặng địa vị của người thầy trong quá trình dạy những học trò nghịch ngợm nói riêng và học trò nói chung là hoàn toàn sai lầm.

 Gia sư TÀI NĂNG TRẺ khuyên bạn nên trước hết hãy “lấy lòng” những học trò của mình. Thông qua con cái mình, các bậc phụ huynh đánh giá gia sư và quyết định cho nghỉ dạy, tăng buổi hay bớt buổi.

Chính vì thế, thay vì quá khô khan như một thầy giáo hay cô giáo đứng trên bục giảng mà hàng ngày các em đã quá nhàm chán thì hãy dành chút thời gian cuối buổi để chơi một trò chơi, cá cược, hay kể một câu chuyện cười, bàn luận về một tin tức, một hiện tượng của lứa tuổi các em…

Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại. 


GIA SƯ NÊN TẠO THIỆN CẢM CHO BẬC PHỤ HUYNH

Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn không những trước mặt các bậc phụ huynh mà trước những học trò của mình phải có một tác phong làm việc chuyên nghiệp nhất:

Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ mến ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, luôn cau có, khó đăm đăm sẽ làm cho học trò thấy khó chịu. Tác phong sư phạm ở đây bao gồm cả lời nói, cách đi đứng, điệu bộ, thái độ, cử chỉ… Một kinh nghiệm làm gia sư hay nữa giúp tạo thiện cảm cho những bậc phụ huynh là gia sư nên chăm chỉ đi sớm về muộn, hoặc ít nhất cũng nên đúng giờ.

Kinh nghiệm làm gia sư cho bạn biết là bạn chỉ cần tới dạy đúng giờ và về muộn 5 phút thôi cũng đủ để các bậc phụ huynh có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn.

 Vào những ngày định kỳ trong tháng, hãy dành thời gian trao đổi một chút với các bậc phụ huynh về việc học của con em họ, bạn phải cho họ thấy sự tiến bộ, điểm yếu còn tồn tại và hướng giải quyết của bạn.

Bạn phải luôn chứng tỏ rằng bạn là gia sư biết cách làm cho con em họ thay đổi và tiến bộ hơn.

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm làm gia sư hữu ích mà trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ muốn giới thiệu cho bạn.

Để trở thành một gia sư chuyên nghiệp thì việc trau dồi bản thân, tích lũy kinh nghiệm làm gia sư là vô cùng quý giá.

Thông qua những kinh nghiệm làm gia sư này, chúng tôi mong bạn ngày càng hoàn thiện mình để trở thành một gia sư giỏi không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng.

Là sinh viên theo mình nghề gia sư là thu nhập ổn Nhất, một ngày bỏ ra 2-3h cũng kiếm được 100k đỡ được 1 khoản chi tiểu hỗ trợ cho bố mẹ

Giáo dục tiểu học thiếu nặng nề kỹ năng sống


ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)
Nhận gia sư tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.


Giáo dục tiểu học thiếu nặng nề kỹ năng sống

"Học lệch dẫn đến việc trẻ em Việt Nam kém hiểu biết về thế giới xung quanh. Mà phàm là con người, không có những hiểu biết ấy thì làm sao mà sống tốt?", TS Vũ Thu Hương nói.

Đề xuất bỏ luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh
Nhiều giáo viên tiểu học đề nghị bỏ thi chữ đẹp
Sau đề xuất bỏ luyện chữ đẹp, tính nhẩm nhanh với học sinh tiểu học để dành thời gian giảng dạy những kiến thức khác về kỹ năng sống, tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) đã phân tích những điểm còn yếu và cần bổ sung của cấp học này. Hai tồn tại đáng lưu ý nhất theo chị Hương, là việc đánh giá bằng điểm số và học lệch.

Khi đánh giá học sinh bằng điểm số cộng với bệnh thành tích thì việc học hành sẽ trở nên khô khan và độc đoán. Nhiều bé thực sự thông minh khi học trong lớp nhưng tính ẩu nên điểm số vẫn thấp và bị đánh giá là kém. Ngược lại, nhiều bé chậm nhưng chắc chắn lại được đánh giá là giỏi.

Hai môn Toán và tiếng Việt được đề cao hơn rất nhiều so với các môn khác. Tự nhiên - Xã hội, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Thủ công... bị coi là môn phụ khiến cả thầy và trò chỉ chú trọng đến những gì sẽ được kiểm tra, đánh giá và bỏ bê những môn không cần thiết. Học lệch dẫn đến việc trẻ em Việt Nam kém hiểu biết thế giới xung quanh. Mà phàm là con người, không hiểu biết về thế giới xung quanh thì làm sao sống tốt?

"Các cụ ta có câu 'trên thông thiên văn, dưới tường địa lý' để nói về một người giỏi giang chứ có ai nói trên thông văn chương dưới tường toán học đâu", TS Hương nhấn mạnh.

Kỹ năng sống giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống xung quanh để sống tốt hơn.
Chị phân tích, về tự nhiên xã hội, giáo dục tiểu học còn thiếu quá nhiều những nội dung quan trọng như văn hóa sống của người Việt Nam, các nước trên thế giới, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của các dân tộc…, chưa tính đến những khám phá tự nhiên quan trọng khác.

Mỹ thuật cũng chưa giới thiệu cho học sinh kiệt tác của những danh họa như Picasso, Leonardo da Vinci..., chưa phân tích kỹ cho trẻ tại sao các tác phẩm ấy lại nổi tiếng, được coi là kiệt tác. Hay những bức họa nổi tiếng của Việt Nam như "Thiếu nữ bên hoa huệ" cũng không được giới thiệu.

Về thể thao, học sinh chưa được học nghiêm chỉnh các bộ môn thể thao như luật lệ, cách thức thi đấu, cách tính điểm... Các em chưa được thực sự tham gia vào các môn thể thao nên rất nhiều em không khỏe mạnh.

Về thủ công, trẻ chưa được học kỹ thuật sử dụng các vật dụng nguy hiểm một cách an toàn như: dao, kéo, kim, búa. Các cách thoát hiểm như thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, các cách ứng phó khi bị bỏng, bị tai nạn thương tích, các cách thoát khỏi các nguy cơ bị đánh đập, bị bắt cóc, xâm hại, hoặc đang bị thì thoát ra thế nào?

Theo chị Hương, nếu những kiến thức này để lên cấp học cao hơn mới dạy thì tầm hiểu biết của trẻ sẽ không đầy đủ. Việc dạy cảm thụ cái đẹp là phải dạy cho toàn dân chứ không phải một bộ phận sinh viên. Mỹ cảm và cảm âm là cái mà ai cũng phải học để còn biết yêu và trân trọng cái đẹp và trẻ cũng cần biết những thông tin mà cả thế giới đều biết.

"Việc cung cấp thông tin thì không có gì là quá tải ở trẻ con. Các em cần đi nghe opera, chèo, cải lương...để còn học về các loại hình nghệ thuật. Càng lên cấp học cao hơn càng cần kiến thức sâu hơn", TS Hương nói và đặt câu hỏi: "Liệu có cần giữ luyện chữ đẹp và luyện tính nhanh khi trẻ còn thiếu cả loạt nội dung như trên? Và cái nào thực sự cần thiết?".

Có 10 năm tư vấn dạy con, chị Hương cho rằng kỹ năng sống đối với trẻ là một điều cực kỳ quan trọng. Kỹ năng sống đơn giản là cần thiết cho cuộc sống, trẻ thực sự cần nếu chúng muốn là một con người, muốn sống tốt và sống an lành. Kỹ năng sống bao gồm: Kỹ năng thoát hiểm; ứng phó, ứng biến; Kỹ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng nguy hiểm); khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả; kỹ năng thể hiện trước người khác. Như vậy, việc giao tiếp, nói trước đám đông... chỉ là một trong những nội dung của kỹ năng sống.

Khi tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì mọi việc giỏi kia trở nên công cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích và xâm hại hay bắt cóc. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của từng cá nhân.

Trẻ cũng cần biết kỹ năng ứng phó, ứng biến. Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy. Nếu trẻ biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là nhỏ nhất. Ví dụ, có người lạ rủ đi ăn, ăn xong, trúng thuốc mê và tỉnh dậy thì đã bị bắt cóc hay xâm hại. Việc biết trước có những nguy cơ đó là để trẻ tránh không ăn uống những thứ người lạ đưa cho.

Kỹ năng sử dụng vật dụng nguy hiểm cũng khá quan trọng. Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống như: dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử dụng những vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. Cha mẹ có thể nhiều lần bị thương nên biết và khéo léo trong việc sử dụng, nhưng trẻ con chưa va chạm nên rất cần phải học.

Trẻ cần biết kỹ năng khám phá cuộc sống. Bởi vì một cháu bé dùng máy tính rất siêu, thao tác gì cũng biết nhưng khi đi ra ngoài ruộng lại ngờ nghệch mặc áo đỏ để ngắm nghía chú bò. Trâu bò rất mê màu đỏ, chúng sẽ lao vào húc ngay. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an toàn, hiệu quả là việc cần phải học ngay. Và chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục những hiểu biết trong trí não trẻ.

Cuối cùng là kỹ năng thể hiện. Kỹ năng này rất dễ thực hiện nếu trẻ đã có toàn bộ những kỹ năng ở trên. Bởi vì khi trong đầu trẻ là một biển kiến thức và kinh nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến chúng quá lo âu và lúng túng. Vì vậy, chỉ cần học cách nói năng cho lưu loát là xong.

"Hãy dạy cho trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc học tập. Hãy bỏ bớt những nội dung không thực sự ý nghĩa để bổ sung những chương trình cần thiết cho trẻ, các cháu thực sự rất cần được học kỹ năng sống", TS Hương nhấn mạnh.


Nên cho trẻ học như thế nào?


ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)
Nhận gia sư tại các quận:


Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Nên cho trẻ học như thế nào?

Chúng tôi muốn đưa ra cho mọi người biết rằng đó là vấn đề không nằm ở chỗ bé học sớm hay học muộn, học nhiều hay ít mà điều quan trọng là trong quá trình đó bé có cảm thấy thích thú với việc học, vui với việc khám phá kiến thức hay không. Phụ huynh tuyệt đối không được đưa việc học hay giáo viên lớp 1 ra hù doạ con vì điều này có thể làm trẻ căng thẳng, sợ hãi và mất hứng thú với việc đi học.

Trong độ tuổi từ 3 - 6, bé chủ yếu học qua các trải nghiệm, theo cách chơi mà học. Những bài học cần thiết kế ở dạng trò chơi và người lớn chơi cùng bé để khuyến khích sự tò mò, thích thú. Ngay cả với trò chơi mà trẻ không thích cũng không nên ép mà hãy hướng đến các trò chơi bé háo hức hơn.

Việc học đầu đời cần bắt đầu bằng các trò chơi và sự thích thú của trẻ.
Việc học đầu đời cần bắt đầu bằng các trò chơi và sự thích thú của trẻ.
“Thông qua các trò chơi, chúng ta có thể giúp trẻ học xoay quanh 29 chữ cái và các con số. Ngoài ra, có thể khuyến khích năng lực cảm nhận, diễn đạt logic và giao tiếp của bé thông qua việc hỏi han và lắng nghe bé chia sẻ. Chú ý về câu hỏi “như thế nào” và khi trẻ cuốn vào cây chuyện, say mê các tình tiết có thể thêm câu hỏi “vì sao” để tăng khả năng tư duy cho con”, ThS Tường Vy bày tỏ.

Chuyên gia này nhấn mạnh, dù cách dạy như thế nào cũng phải quan tâm đến cảm xúc của trẻ, phải tạo cho bé cảm giác “được” học chứ không phải “bị ép” học. Khi học vì ép buộc, không có niềm vui trẻ sẽ ngầm chống lại, ảnh hưởng đến việc học lâu dài.

Hãy cho trẻ: “Món quà quý giá nhất phu huynh tặng trẻ trước khi vào lớp 1 chính là một thể lực tốt, một trái tim yêu thương và một tinh thần học hỏi, khám phá”.

Chúng tôi cho rằng, chúng ta có thể dạy trẻ nhận biết mặt chữ, con số, đọc một số từ… nhưng không để trẻ học trước chương trình lớp 1 vì học trước sẽ làm trẻ bị trì trệ tâm lý. Ở tuổi 5 - 6, cha mẹ nên rèn tính tự lập cho trẻ thông qua trò chơi, giúp con thể hiện trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ gì đó phải làm tới nơi tới chốn và phải có kết quả.

“Hãy giúp trẻ hiểu một số khái niệm về vi trùng, vệ sinh, phòng bệnh, hỏa hoạn… như một cách giúp trẻ làm quen với cuộc sống và thế giới xung quanh mình. Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân, ứng xử với bạn bè, cô thầy. Đó cũng là học!”,